Củ và Rễ

Tempeh là gì?

tempeh food

Tempeh là một loại thực phẩm làm từ đậu tương có nguồn gốc từ nhiều thế kỷ trước ở Indonesia. Tempeh phổ biến đối với những người ăn chay vì kết cấu đặc biệt của nó được cho là  một chất thay thế tốt cho thịt trong nhiều món ăn.

Tempeh hay đậu hũ

Đậu phụ và tempeh đều được làm bằng đậu nành, bằng các quy trình khác nhau. Đậu phụ được làm từ sữa đậu nành đông tụ, với quy trình đông đặc tương tự như quy trình được sử dụng để sản xuất pho mát. Đậu phụ hầu như không có vị – được ví như tắc kè hoa dễ dàng sơ chế cùng bất kì các nguyên liệu khác. Tempeh được làm từ đậu nành nấu chín và lên men, có vị hơi béo. Tempeh ít được chế biến hơn đậu phụ và chứa nhiều đậu nành nguyên hạt hơn, vì vậy nó có hàm lượng chất xơ cao hơn đậu phụ. Nó cũng đặc hơn và dai hơn đậu phụ. Cả đậu phụ và tempeh đều có hàm lượng chất béo tương đối cao so với đậu nguyên hạt, vì vậy bạn nên thưởng thức chúng ở mức độ vừa phải, đặc biệt nếu bạn đang muốn giảm cân.

Tempeh có lợi ích gì cho sức khỏe?

Bạn có thể đã biết rằng thực phẩm lên men có chứa ‘vi khuẩn tốt’ được gọi là men vi sinh. Tempeh cũng là một loại thực phẩm lên men, do nó thường được thanh trùng (làm nóng) trước khi bán và nấu chín trước khi ăn – cả hai đều tiêu diệt vi khuẩn, nên nó có thể chỉ chứa một lượng nhỏ men vi sinh. Tuy nhiên, tempeh có chứa ‘prebiotics’, là một loại chất xơ giúp vi khuẩn tốt trong hệ tiêu hóa của bạn phát triển.

Tiêu thụ tempeh như một cách để cân bằng chế độ ăn giúp tăng lượng chất dinh dưỡng quan trọng như đạm và sắt, và nó cũng có thể có thêm lợi ích cho sức khỏe — nó thậm chí còn có thể giúp giảm nguy cơ phát triển một số bệnh mãn tính. Trái ngược với những tin đồn lan truyền, không có bằng chứng khoa học đáng tin cậy nào chứng minh rằng việc tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành có hại cho sức khỏe của bạn. Trên thực tế, có nhiều nghiên cứu ủng hộ rằng các hợp chất thực vật có trong đậu nành là có lợi.

Một nghiên cứu cho thấy isoflavone trong đậu nành làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh sớm. Một nghiên cứu khác cho thấy bổ sung đạm đậu nành có thể giúp cải thiện hoạt động của insulin trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường loại 2. Hơn thế nữa, tempeh được làm từ đậu nành, có chứa các hóa chất có nguồn gốc thực vật được gọi là ‘isoflavone’ có liên quan đến việc giảm mức cholesterol.

AUTHOR

Huỳnh Gia Hân

Hân là một người ăn chay trường, cô có nhiều năm kinh nghiệm trong công việc viết lách. Với sự hiểu biết rộng rãi trong ngành nông nghiệp và thực phẩm, cô mong muốn mang nhiều kiến thức về ăn uống và sức khỏe bổ ích đến với mọi bạn đọc gần xa.

Leave a Comment

Your email address will not be published.